Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe,àymớivớitintứcsứckhỏeThêmnhiềulợiíchtừnướcsảtrực tiếp hôm nay bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Phát hiện lợi ích tuyệt vời của tách trà buổi sáng đối với bệnh tiểu đường; Tại sao ăn đậu bắp lại tốt cho xương?; Vì sao luộc măng tươi nên mở nắp nồi?...
6 lợi ích tuyệt vời của nước sả đối với sức khỏe
Từ lâu sả được sử dụng như một loại thảo dược làm thuốc, một số công dụng của nước sả với sức khỏe đã được khoa học chứng minh.
Nước sả có thể chữa nhiều bệnh thông thường như cảm lạnh hoặc làm dịu cơn khó chịu ở dạ dày, đau bụng và buồn nôn. Rất giàu chất chống oxy hóa, nước sả còn giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Nhưng chưa hết, sau đây là 6 lợi ích hàng đầu của nước sả.
Giảm viêm, giảm đau khớp. Các hợp chất citral và geranial trong sả có tác dụng chống viêm, giúp giảm viêm trong cơ thể. Nước sả chứa các hợp chất có tác dụng chống viêm, giúp giảm viêm và đau do viêm khớp.
Giảm nguy cơ ung thư. Chất citral trong sả có khả năng chống ung thư mạnh mẽ. Một số thành phần của sả giúp chống ung thư bằng cách trực tiếp gây chết tế bào hoặc tăng cường hệ thống miễn dịch để cơ thể có khả năng tự chống lại ung thư tốt hơn.
Cải thiện tiêu hóa. Nước sả từ lâu đã được sử dụng để làm dịu các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, loét dạ dày, đầy hơi và táo bón. Nó giúp kích thích nhu động ruột và cải thiện tiêu hóa. Nước sả nổi tiếng là phương pháp điều trị chứng khó chịu ở dạ dày, đau bụng và các vấn đề tiêu hóa. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 5.10.
Phát hiện lợi ích tuyệt vời của tách trà buổi sáng đối với bệnh tiểu đường
Nghiên cứu mới vừa được trình bày tại cuộc họp của Hiệp hội Nghiên cứu bệnh tiểu đường châu Âu (EASD), ở Hamburg, Đức, đã phát hiện uống 1 tách trà mỗi ngày giúp bạn tránh xa bệnh tiểu đường.
Theo đó, thói quen uống 1 tách trà mỗi ngày giúp giảm 28% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Đặc biệt nếu loại trà bạn uống là trà đen thì mức giảm này lên đến 47%.
Các chuyên gia cho rằng rằng sở dĩ trà làm được điều tuyệt vời này là nhờ nó có tác dụng chống oxy hóa, khả năng chống viêm, giúp cải thiện độ nhạy insulin.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Adelaide ở Úc và Đại học Đông Nam ở Trung Quốc đã xem xét thói quen uống trà hằng ngày của 1.923 người trong độ tuổi từ 20 đến 80.
Những người tham gia gồm cả những người ít uống trà và những người chỉ uống một loại trà duy nhất. Họ được hỏi về tần suất uống trà và loại trà đã uống, và sau đó được xét nghiệm về bệnh tiểu đường.
Kết quả đã phát hiện so với người không uống trà, người uống trà đã giảm ít nhất 28% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Thói quen này cũng giúp giảm 15% nguy cơ phát triển tiền tiểu đường. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 5.10.
Tại sao ăn đậu bắp lại tốt cho xương?
Đậu bắp là thực phẩm phổ biến vì chúng có giá cả phải chăng và chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Đậu bắp chứa chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Vì vậy, ăn đậu bắp có thể chống lại bệnh tật, tăng cường sức khỏe tim mạch, quản lý lượng đường trong máu và hỗ trợ tiêu hóa.
Ngoài ra, đậu bắp cũng hỗ trợ sức khỏe xương nhờ hàm lượng canxi và vitamin K, theo Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ).
Bà Sereen Zawahri Krasuna, chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ, cho biết đậu bắp vừa dễ chế biến vừa mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Tăng cường sức khỏe xương. Hầu hết các loại trái cây và rau quả không có tác dụng tăng cường sức khỏe của xương, nhưng đậu bắp là một ngoại lệ. Đậu bắp chứa canxi, giúp hỗ trợ sức khỏe xương. Ngoài ra, đậu bắp còn chứa nhiều vitamin K. Bà Zawahri Krasuna cho biết vitamin K là một loại vitamin tan trong chất béo, giúp phát triển và duy trì sức mạnh của xương.
Cung cấp dinh dưỡng. Đậu bắp rất giàu vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng. Đậu bắp nấu chín chứa carbohydrate, chất béo, chất xơ, natri. Ngoài ra, đậu bắp cũng chứa vitamin K, vitamin C, mangan, folate, magiê, vitamin B6 và canxi. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏeđể xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!